Bên cạnh việc ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm thì ngủ ngắn vào ban ngày là phương pháp đang được nhiều nhà nghiên cứu khuyến khích bởi những lợi ích không ngờ đối với sức khỏe. Vậy giấc ngủ ngắn là như thế nào? Làm cách nào để có một giấc ngủ ngắn chất lượng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp này nhé!
Như thế nào là một giấc ngủ ngắn?
Giấc ngủ ngắn có thời lượng không quá 30 phút và nên được thực hiện khoảng 1-2 lần trong ngày. Thay vì ngủ một giấc dài từ 7 tiếng, phương pháp ngủ ngắn sẽ giúp bạn ngủ ít hơn nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe và nạp năng lượng.
Một số lưu ý khi thực hiện giấc ngủ ngắn:
- Giấc ngủ ngắn không nên gần với giấc ngủ ban đêm.
- Nếu cơ thể chìm vào giấc ngủ sâu quá 30 phút có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, uể oải khi thức dậy.
Lợi ích của giấc ngủ ngắn
1. Cơ thể tỉnh táo hơn so với một giấc ngủ dài
Đây là lợi ích dễ nhận thấy nhất từ giấc ngủ ngắn. Cơ thể bạn thường sẽ rất mệt và uể oải sau khi thức dậy từ một giấc ngủ dài, khiến cho não bộ không được tỉnh táo và trì trệ trong việc tính toán, kích thích tư duy,… Do đó chúng ta nên chợp mắt một lúc ngắn để cơ thể được nạp năng lượng, tỉnh táo hơn, hoàn thành công việc tốt hơn trong thời gian còn lại của một ngày.
Giấc ngủ này có tác dụng lớn đối với những người cần tập trung cao độ trong công việc như lái xe, bác sĩ,… Đặc biệt nếu bạn là nhân viên văn phòng thì nên dành 15-20 phút nghỉ trưa mỗi ngày để chợp mắt, chắc chắn thói quen này sẽ giúp bạn khỏe hơn vào ca làm buổi chiều đấy!
2. Giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch
Một giấc ngủ ngắn và đều đặn mỗi ngày với thời gian hợp lý có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch. Giấc ngủ ngắn (dưới 30 phút) thường được coi là một giấc ngủ chất lượng, bởi cơ thể và tinh thần của chúng ta khi đó được nghỉ ngơi trong khoảng thời gian làm việc của một ngày. Đặc biệt, giấc ngủ ngắn còn giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch nhờ làm giảm căng thằng và các chất gây viêm trong máu. Những người cao tuổi hoặc mắc bệnh tiểu đường, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao được khuyến khích nên tập thói quen ngủ ngắn mỗi ngày.
3. Tăng khả năng miễn dịch
Giấc ngủ ngắn có thể giúp ích cho hệ miễn dịch. Tế bào T là loại tế bào miễn dịch có chức năng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như virus, tế bào ung thư. Đặc biệt, giấc ngủ sẽ hỗ trợ sản sinh và cải thiện chức năng của tế bào T chống lại mầm bệnh.
Ngược lại, nếu thiếu ngủ sẽ làm tăng các chất gây suy giảm miễn dịch trong cơ thể. Giấc ngủ ngắn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch và chức năng của các tế bào, giảm mức độ cytokine gây viêm và norepinephrine.
Vậy làm thế nào để có một giấc ngủ ngắn tốt nhất?
1. Sử dụng một số thực phẩm giúp hỗ trợ giấc ngủ
Để có giấc ngủ chất lượng, đầu tiên phải nhắc đến các loại thực phẩm. Ví dụ một số loại rau củ, các loại hạt thường chứa nhiều magie – khoáng chất giúp thư giãn hệ thần kinh và tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu. Nếu bạn cảm thấy mất ngủ, thiếu ngủ thì rất có thể là do thiếu magie.
Một số thực phẩm dưới đây được khuyến khích bổ sung trong thực đơn hàng ngày, nhất là bữa trưa, để giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ, tăng thời gian và chất lượng của giấc ngủ:
- Đậu xanh: giàu axit amin tryptophan, giúp duy trì giấc ngủ ngon.
- Rau diếp: chứa lactucarium, một chất được ví như thuốc an thần nhẹ, nhanh chóng đi vào giấc ngủ.
- Trà hoa cúc: tăng nồng độ glycine, giúp thư giãn thần kinh và cơ bắp.
- Hạt óc chó: chứa axit amin và melatonin giúp dễ ngủ, ngủ sâu hơn.
- Hạt hạnh nhân: cung cấp magie, một chất cực kì cần thiết để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Các sản phẩm từ sữa: sữa chua, phomai… giàu canxi, kích thích não sản xuất melatonin, giúp bạn có cảm giác buồn ngủ và dễ ngủ.
- Một số loại cá: cá ngừ, cá hồi,… giàu vitamin B6, kích thích sản xuất melatonin và serotonin gây buồn ngủ.
2. Giữ ấm cơ thể
Việc giữ ấm cơ thể trước khi đi ngủ sẽ mang lại giấc ngủ ngon. Để làm ấm cơ thể, bạn có thể vận động hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút. Tránh các bài tập nặng liên quan nhiều đến lưng và cơ bụng bởi nó sẽ khiến cơ thể bị đau nhức, mệt mỏi dẫn đến giấc ngủ không tốt, khi tỉnh dậy bạn có thể bị đau đầu, khó chịu.
Ngoài ra, khi ngủ chúng ta rất khó để duy trì nhiệt độ cơ thể trong mức kiểm soát, nhất là khi đã chìm vào giấc ngủ sâu. Do vậy bạn nên chuẩn bị chăn có chất liệu phù hợp với thời tiết hoặc nhiệt độ phòng để đắp, giúp điều hòa thân nhiệt từ bên trong, giữ ấm cơ thể khi ngủ.
3. Cân đối thời gian và lượng thức ăn trước khi ngủ
Nên kiểm soát lượng thức ăn cũng như thời gian ăn trước khi đi ngủ, kể cả buổi trưa, bởi nó khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Ăn quá no trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm hại dạ dày, dịch tiêu hóa không đủ. Khi thức ăn không được tiêu hoá sẽ lưu lại trong đại tràng, sau đó lên men và sinh ra chất độc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho việc tiêu hoá, dẫn đến tình trạng khó ngủ, trằn trọc.
Đặc biệt là thức ăn cay và nóng dễ gây ợ nóng và trào ngược a xít, làm giấc ngủ bị gián đoạn và giảm chất lượng. Nếu thích ăn cay thì bạn nên chia nhỏ lượng thức ăn vào mỗi bữa ăn sẽ tốt hơn.
Theo nguyên lý, thức ăn khi đi vào cơ thể phải trải qua quy trình xử lý trước khi tiêu hóa, cho phép cơ thể hấp thu các dưỡng chất để nuôi các tế bào và cung cấp năng lượng. Do vậy để giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, điều quan trọng nhất là bạn phải điều chỉnh thói quen ăn uống, đặc biệt là trước khi ngủ.
Bạn có thể chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày với lượng thức ăn hợp lý, đi lại nhẹ nhàng trong 5-10 phút sau khi ăn để thúc đẩy quá trình tiêu hóa thì sẽ dễ ngủ hơn, giấc ngủ ngắn được sâu hơn, ngon hơn.
Với những gợi ý trên, bạn có thể dễ dàng thực hiện để có một giấc ngủ ngắn ngon và sâu hơn, từ đó giúp cải thiện năng suất làm việc cũng như nâng cao sức khỏe của bản thân. Chúc bạn thực hiện thành công và duy trì được thói quen tốt này mỗi ngày nhé!
Bạn có thể tham khảo các bài viết khác dưới đây:
- 9 nguyên nhân cần chú ý khi có triệu chứng buồn nôn, cẩn thận nhiều bệnh nguy hiểm
- Phù và chảy xệ chân: Nguyên nhân do đâu và cách cải thiện hiệu quả mà ít tốn kém
- Ăn sữa chua có tác dụng gì? Ăn vào thời điểm nào là tốt nhất?
from BlogAnChoi https://ift.tt/myQ61Zd
via IFTTT
0 nhận xét:
Post a Comment